Ngay từ nhỏ, chúng ta đã thường xuyên nghe mẹ chắc nhở như: “Con phải về nhà trước giờ ăn trưa đất” hay “Con phải hoàn thành bài tập trước 10 giờ để còn đi ngủ” … Lớn lên một chút, chúng ta có hạn chót cho bài tiểu luận hay chủ đề luận văn còn dang dở. Khi đi làm, dù làm nghề gì, bạn vẫn phải dành thời gian cho nhiều việc khác nhau. Có thể bạn từng nghĩ, là nhà văn, tôi chỉ cần ngồi viết cả ngày. Thế nhưng tôi phải lập dự án mới, viết dự án hiện tại, giải quyết email, gặp gỡ nhiều người và hàng trăm việc không tên khác.
Dù có làm công việc toàn thời gian hay không, bạn vẫn sẽ phải giảu quyết những việc này. Một số việc có thể ngốn của bạn nhiều thời gian hơn dự tính. Bạn chợt phát hiện ra mình đã đi siêu thị quá thời gian nấu bữa tối hay đã 3 giờ rưỡi rồi mà bạn vẫn chưa xử lý hộp thư hay chưa sắp xếp được thời gian để viết bài trong khi có những ý tưởng vừa mới ập đến.
Vì vậy, hãy đặt ra thời hạn bắt đầu và kết thúc công việc cho mình. những thời hạn này phải thực tế bởi chúng sẽ vô tác dụng nếu bạn không kiên quyết thực hiện. Ví dụ, khi tôi đang viết sách, tôi cho phép mình hoàn tất việc nhà trước 9 giờ sáng. Sau đó, từ 9 đến 10 giờ sáng, tôi dành để xử lý những việc gấp, kiểm tra email,… và bắt tay vào viết sách lúc 10 giờ.
Chỉ bạn mới biết thời gian nào hiệu quả với mình và đề ra cho mình một hạn chót phù hợp nhất. Nếu không xây dựng thời gian bắt đầu và kết thúc, bạn sẽ không thể hoàn thành được hết mọi việc.