Bịnh tật không chỉ làm bạn đau đớn về thể xác mà còn khiến bạn dễ rơi vào cảm giác cô đơn. Nhiều khi cuộc đời đưa đẩy bạn đến những nghịch cảnh mà trước đó chưa bao giờ bạn nghĩ rằng nó sẽ xảy đến với mình. Những bất hạnh liên tiếp khiến bạn thất vọng, tủi thân, cảm thấy mình như đang bị một đấng vô hình nào đó trừng phạt. Nhưng, chính lúc phải chịu đau đớn là lúc bạn thực sự đối mặt với cuộc đời. Một lúc nào đó, một giọng nói bên trong con người bạn lên tiếng rằng hãy vững tin vào cuộc sống. Chính tiếng nói ấy sẽ dẫn đường chỉ lối cho bạn, giúp bạn có thêm nghị lực và lòng can đảm để vượt qua những thử thách tưởng như không thể.
Trước những nỗi đau mất mát phải chịu, không ít người trở nên nghi ngờ và mất niềm tin vào cuộc sống. Nhưng, bên cạnh đó cũng có không ít người đã biến nỗi đau thành động lực giúp đỡ người khác. Với tôi, sau khi mất con trai, tôi nhìn mọi người bằng trái tim rộng mở hơn và thấy được sự quý giá của những giây phút cha mẹ và con cái được sống bên nhau. Tôi cũng luôn cố gắng giúp đỡ những người mất phương hướng trong cuộc sống, động viên và đồng hành cùng họ. Thường thì cuộc đời chẳng bao giờ trải thảm sẵn cho chúng ta đi. Có ở trong nỗi đau, con người mới thực sự hiểu, cảm thông và biết chia sẻ với nỗi đau của người khác. Đây cũng chính là thông điệp mà câu chuyện sau muốn nhắn gửi.
Mark Mintzer là người yêu thích môn nhảy dù, ngoài ra anh còn là vận động viên bóng rổ, tennis, bóng chuyền và bóng đá. Anh là giám đốc một Trung tâm tư vấn tin học, mức thu nhập của Mark rất khá, đủ để vợ anh – Diane chỉ cần ở nhà chăm sóc con cái trong suốt mười tám năm. Mark không chỉ tươi cười mỗi khi anh nhảy dù thành công mà anh còn luôn vui vẻ vì đã có một người vợ đáng yêu, ba đứa con tuyệt vời và có thể tận hưởng cuộc sống một cách đầy đủ nhất.
Vài năm trước, Mark thường chơi bóng rổ vào sáng Chủ nhật và chơi tennis vào chiều thứ ba. Nhưng sau đó ít lâu, anh không thường xuyên chơi thể thao được nữa. Anh đến gặp bác sĩ và đón nhận tin xấu. Hai đĩa đệm ở cột sống của anh bị phồng lên, bác sĩ yêu cầu anh phải ngưng ngay việc chơi thể thao.
Những gì Mark cảm nhận sau đó là một cuộc sống tù túng. Không được chơi thể thao, với anh, chẳng khác nào việc mất cơ hội có được cảm giác tự do và sảng khoái. Rồi Mark hành động như bất kỳ người đam mê nhảy dù, leo núi, bóng đá và bóng rổ nào khác vẫn làm, đó là không tin lời bác sĩ. Anh tìm đến một bác sĩ khác – một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, người thường đi nhảy dù với anh. ”Anh phải ngừng bất cứ môn thể thao nào, nếu không thì đĩa đệm ở lưng anh sẽ chịu ảnh hưởng rất xấu” – bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cho biết. ”Hãy sống cuộc sống của mình nhưng cần sống sao cho khôn ngoan. Nếu việc anh đang làm khiến cột sống của anh trở nên tệ hơn thì hãy dừng lại. Hãy chọn những việc vừa sức và vui sống. Chẳng ai trong chúng ta biết được rồi cuộc đời sẽ mang lại những gì, vậy thì hãy vui sống đi”.
Những môn thể thao đòi hỏi di chuyển nhiều như bóng chuyền và bóng rổ làm Mark dau vì vậy anh tạm gác chúng sang một bên. Trong mười năm sau đó, Mark học cách sống khôn ngoan hơn cho tới ngày anh phải nhập viện vì tai nạn xe hơi. ”Chỉ là tai nạn nhỏ thôi”, anh nghĩ thầm. Anh cảm thấy lưng mình rất đau vì phải trải qua hai cuộc phẫu thuật sau đó. Với Mark, ngày 19/8/1997 là ngày không bao giờ anh quên được. Đó là ngày anh bị tai nạn và tai nạn này đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời còn lại của anh.
Sau khi tai nạn xảy ra, Mark không thể đến công ty được nữa. Vợ anh – Diane phải đi làm sau khi hoàn tất khóa học làm y tá. Nhiều năm sau, Mark tìm thấy một lá thư mà Diane viết cho cô con gái mười sáu tuổi của họ, nhờ thế anh hiểu được người vợ can đảm của mình đã cảm tah61y thế nào trong suốt thời gian đó. Cô ấy đã quá sức chịu đựng và không biết mình còn phải sống như thế này trong bao lâu nữa. Mark hiểu rằng không chỉ mình anh chịu đau đớn mà cả gia đình anh cũng phải chịu đựng nghịch cảnh này. Diane viết.
”Mẹ cảm thấy mệt mỏi và quá sức con ạ. Thật không dễ dàng gì khi phải chăm sóc các bệnh nhân trong bệnh viện suốt mười hai giờ đồng hồ, sau đó lại vội vã trở về nhà – nơi cũng có một người đau ốm đang chờ đợi. Mẹ mong con hãy luôn ở bên cạnh cha. Hãy bày tỏ lòng yêu thương và kính trọng đối với cha,con nhé. Cha cũng rất yêu con. Cha muốn dạy con lái xe nữa đó. Chúng ta cần có một tài xế khác rồi. Mẹ không biết phải mất bao lâu nữa cha con mới có thể lái xe được. (Đừng nói với cha kẻo cha buồn con nhé). Cha vẫn giữ trong lòng giấc mơ được đá bóng nhưng mẹ nghĩ nếu may mắn thì cha chỉ có thể đi lại được thôi, … Mẹ xin lỗi vì mẹ đã mệt mỏi và cáu gắt, nhưng đó là cảm giác thực sự của mẹ lúc này. Công việc ở bệnh viện đầy áp lực. Mạ phải tất bật lo cho sức khỏe và tính mạng của nhiều người khác. Con có thể tưởng tượng được cảm giác của cha khi cha nghĩ rằng mình không còn giúp gì được cho gia đình không? Khi mẹ nhận ra rằng cha con không thể đi làm trở lại nữa, mẹ cảm thấy vô cùng lo sợ. Ai sẽ giúp chúng ta đây? Liệu có ai đồng ý nhận mẹ vào làm không? Liệu mẹ có còn đủ năng lực để làm một ý tá không? Mẹ đã học hỏi và vượt qua tất cả những điều đó. Ngay cả bây giờ nếu cha con có thể đi làm lại được, mẹ cũng sẽ tiếp tục công việc của mình. Mẹ không muốn lại phải trải qua cảm giác mình không thể nuôi nổi bản thân nữa. Mẹ đã cho con tình yêu, sự động viên trong suốt những năm qua và thật nhiều kỷ niệm đẹp cùng gia đình ta, … Giờ là lúc mẹ cần đến tình yêu và sự động viên của con đó, con yêu”.
Hai cuộc phẫu thuật ở chân khiến Mark cảm thấy khỏe hơn nhưng lưng anh thì ngày càng đau. Một bác sĩ từ chối phẫu thuật lưng cho anh vì ông ấy cho rằng khả năng thành công chỉ ở mức 50/50. Một bác sĩ khác lại đảm bảo với Mark tỷ lệ thành công đến 90% và chắc chắn anh sẽ không phải chịu đau đớn nữa. Mark kể chuyện này cho người thợ vẫn sửa ống nước cho gia đình anh nghe, rằng cuối cùng anh đã tìm thấy bác sĩ có thể cứu chữa cho mình. Người thợ hỏi tên của vị bác sĩ nọ. Khi Mark vừa nói tên ông ta, người thợ lập tức phản ứng ngay: ”Hắn là tên bịp bợp đó. Chính hắn đã làm bệnh đau lưng của vợ tôi trở nên trầm trọng hơn”.
Việc này khiến Mark nhận ra một điều quan trọng. Trước giờ, anh luôn nghĩ bác sĩ là những người biết tất cả và họ sẽ nói cho anh chính xác mọi khả năng chữa trị. Nhưng giờ thì anh nhận ra, anh không thể trao cuộc sống của bản thân cho người khác. Anh cần có trách nhiệm và hiểu biết về căn bệnh của chính mình. Anh có thể nhờ các bác sĩ tư vấn nhưng sức khỏe của anh là do anh lựa chọn. Điều cần thiết lúc này là anh phải có được thông tin đầy đủ, chính xác về căn bệnh mình mắc phải để biết được đâu là quyết định tốt nhất cho bản thân.
Anh bắt đầu tìm kiếm các phương pháp chữa trị trên mạng. Tại một diễn đàn sức khỏe, anh gặp được những người cùng cảnh ngộ. Họ trao đổi về việc nên đến bác sĩ nào và tránh đến bác sĩ nào để khám, rồi thông tin về những công nghệ tiên tiến nhất có liên quan đến căn bệnh của họ, những biến chứng có thể xảy ra. Điều quan trọng nhất là cộng đồng những người mắc bệnh cột sống trên mạng hiểu về căn bệnh của anh rõ hơn ai hết. Ở đó Mark được chào đón và biết thêm nhiều thông tin quan trọng.
Đầu tiên, Mark nói chuyện với các chuyên gia trên mạng. Rồi anh trở thành một người trong số đó. Mặc dù anh chưa nhận ra điều này nhưng thực chất anh đang âm thầm chuẩn bị cho một công việc mới – đồng hành cùng những người cùng cảnh ngộ. Mark nghe nói đến một phương pháp phẫu thuật mới gọi là phương pháp ADR (thay thế đĩa đệm nhân tạo). Các đĩa đệm bị thoái hóa ở lưng sẽ được thay bằng đĩa đệm nhân tạo. Ưu điểm của các đĩa đệm nhân tạo này là giúp bệnh nhân lấy lại sự linh hoạt cho vùng lưng một cách nhanh chóng. Nó cũng tương tự như phương pháp thay khớp gối nhân tạo. Mặc dù hiệu quả lâu dài vẫn còn phải chờ phản hồi từ các bệnh nhân, song phương pháp này có tinh năng ưu việt hơn các phương pháp cũ. Các bác sĩ đã công bố phương pháp ADR này từ năm 1989 tại Đức. Đến năm 2002, kết quả vẫn đang được nghiên cứu tại Hoa Kỳ và đang chờ để được EDA công nhận chính thức.
Amrk từng nghe nói về phương pháp phẫu thuật ADR này từ hai năm trước – khi anh đang phải trải qua cuộc phẫu thuật. Do thiếu thông tin, ban đầu Mark từ chối được chữa trị theo phương pháp này vì một người phụ nữ nói với anh rằng, muốn chữa trị bằng ADR bệnh nhân phải sang tận Đức để đặt các đĩa đệm vào lưng, sau đó để gỡ ra, họ phải sang tận Pháp. Khi Mark hỏi ngoài lý do đó ra, còn lý do nào khác khiến phương pháp này không phải là lựa chọn tối ưu hay không thì người phụ nữ nọ không trả lời được. Khi Mark tìm hiểu cặn kẽ phương pháp ADR, kết quả tìm được khiến anh vô cùng phấn khích. Mọi thứ ngược hẳn với những gì người phụ nữ đó nói. Các bác sĩ đã đặt đĩa đệm nhân tạo vào lưng bệnh nhân đang điều trị tại Đức, nhờ đó có nhiều bện nhân trước kia phải ngồi xe lăn đã có thể đi lại được, ít nhất là đi từ phòng mổ sang phòng hồi sức, vài người trong số họ cho biết đây là lần đầu tiên họ có thể đi lại được sau rất nhiều năm chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ. Mark học được bài học thứ hai: cần phân biệt rõ tin đồn và sự thật.
Khi thua thập thông tin trên mạng, bạn cần phải biết chọn lọc đâu là nguồn tin đáng tin cậy. Hãy hỏi các bệnh nhân xem họ là ai, ở đâu, bệnh tình như thế nào và tại sao họ lại tham gia điều trị bằng phương pháp này, rổi kiểm tra tính xác thực trong các câu trả lời của họ. Thông thường khi không rõ nguồn gốc của thông tin, họ sẽ nói rằng họ không biết hoặc họ nghe thông tin này từ ai đó và người này lại nghe được từ một người khác nữa. Tin đồn dễ lan ra nhưng không nên tin vào nó hoàn toàn.
Mark muốn biết mọi khả năng chữa trị căn bệnh của mình đến đâu, phẫu thuật ra sao, đĩa đệm được đưa vào thế nào, đâu là điều nên làm và không nên làm. Anh gửi email co người phụ trách nhóm phẫu thuật ADR quốc tế. Sau khi loại trừ các mối nguy hiểm cũng như tác dụng phụ từ việc phẫu thuật, Mark quyết định sẽ theo đuổi việc chữa trị theo phương pháp này. Do FDA chỉ cho phép tiến hành tại Mỹ các cuộc phẫu thuật thay một đĩa đệm, trong khi Mark cần đến hai cái, thế là Mark và Diane quyết định bay sang Đức. Vì bảo hiểm không thanh toán trong trường hợp này nên Mark phải thế chấp căn nhà ở California để trang trải chi phí cho cuộc phẫu thuật. Vào tháng 9/2002 tại Munich, các bác sĩ đã tiến hành đặt hai cái đĩa đệm nhân tạo vào lưng Mark. Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công nhưng Mark không thuộc nhóm người có thể đi ngay từ phòng mổ đến phòng hồi sức. Anh phải mất một thời gian dài mới có thể hồi phục.
Rồi sáu tuần trôi qua, lần đầu tiên sau ba năm bị bệnh tật hành hạ. Mark không còn bị đau nữa. Ba tuần tiêp sau đó, anh dùng liều thuốc chống suy nhược cuối cùng. Cơn đau dứt hẳn. ”Tôi cảm thấy cột cuộc đời mới đang đến với tôi” – mark nói.
Vài tháng sau, Mark bắt đầu làm được nhiều điều hơn cả việc chơi bóng đá trở lại. Anh bắt đầu một cuộc đời mới. Cùng với việc khỏe mạnh trở lại, anh còn trở thành minh chứng điển hình trong một hội nghị về bệnh cột sống. Thay vù diễn giải dựa trên số liệu màn hình máy chiếu, anh là một nhân chứng sống có thể đi lại, chuyện trò, trượt tuyết, đá bóng sau khi trải qua cuộc phẫu thuật theo phương pháp ADR. Một Mark Mintzer thực sự được hồi sinh. Các đĩa đệm nhân tạo có tác dụng tốt. Các bác sĩ muốn nghe những điều anh nói. Và những người mắc bệnh như anh trước kia cũng muốn nghe
Tại diễn đàn trên mạng. Mark gặp Melanie sống ở Canada. Sau năm lần phẫu thuật thất bại và mưới chín năm sống trong nỗi đau bệnh tật, cô được phẫu thuật lần nữa nhưng kết quả chẳng thay đổi được gì. Các bác sĩ khuyên cô hãy về nhà, dùng thuốc và cố gắng chống chọi với căn bệnh. Việc đi lại của Melaniehe61t sức khó khăn, thậm chí cô không thể tự đi vệ sinh được. Các cơn đau kh6ong hề thuyên giảm. Các bác sĩ cho rằng họ không thể làm gì hơn.
Biết chuyện của Melanie, mark muốn giúp đỡ cô, anh khuyên cô không nên từ bỏ dễ dàng như vậy. Mark bắt đầu hỏi han khắp nơi giúp Melanie. Thoạt đầu các bác sĩ về cột sống tại Mỹ không muốn gặp cô ấy nhưng với sự kiên trì của Mark, Melanie đã có một cuộc hẹn để kiểm tra lại bệnh. kết quả là cô vẫn còn hy vọng, trường hợp của cô có thể điều trị được.
Đây quả là sự ngạc nhiên đối với Melanie cũng như với cả giới y học. Melanie trở thành khách hàngđầu tiên của Mark. Mười tám tah1ng sau khi gặp mark, cuối cùng Melanie đã được điều trị theo phương pháp ADR. Thay vì phải gắn cuộc đời mình với chiếc xe lăn, giờ đây cô đã có một cuộc sống mới. Cô không phải uống thuốc nữa, có thể đi làm, chạy nhảy, khom lưng, thậm chí là khiêu vũ. Cô ấy cảm ơn vì cuộc phẫu thuật như một phép màu mang lại cho cô điều kỳ diệu và cũng cảm ơn vì sự giúp đỡ tận tình của Mark.
Việc giúp đỡ các bệnh nhân cột sống mất rất nhiều thời gian, vì vậy Mark phải tìm cách khác để sinh sống và tiếp tục công việc đó. Năm 2004, Mark thành lập Mạng lưới bệnh nhân toàn cầu 9Global Patient Network) tại thung lũng Fountain, California. Từ đó đến nay, anh đã giúp được khoảng 250 bệnh nhân cột sống. Anh cài đặt các dữ liệu y học liên quan đến căn bệnh này trên một trang web tại địa chỉ www.globalpatientnetwork.com. Đây cũng là nơi giúp mọi người có thể liên hệ với các bác sĩ trong và ngoài nước với mức phí rất thấp.
”Mỗi ngày tôi lại liên hệ với những người đang hoang mang và sợ hãi” – Mark cho biết. – ”Nhiều người trong số họ không hiểu họ đang phải đối diện với điều gì. Họ cũng không thể làm việc. Cuộc sống tình dục của họ hầu như không còn. Bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và cả các bác sĩ không hiểu được họ đang phải trải qua những gì. Họ có nhiều nguồn thông tin đôi khi mâu thuẫn nhau từ các bác sĩ khác nhau. Đôi khi họ không được hướng dẫn đầy đủ về những khả năng chữa bệnh hoặc thông tin họ nhận được là thiếu chính xác.
mark đã giúp nhiều người tìm ra được phương pháp chữa bệnh phù hợp và có quyết định đúng đắn. Anh sắp xếp những buổi nói chuyện chuyên đề về cột sống để bệnh nhân có thể hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ. Mark có mối quan hệ rộng rãi với các nhà phẫu thuật cột sống hàng đầu trên thế giới. Đôi khi anh đi cùng họ đến các buổi hẹn phẫu thuật, đặc biệt là những ca phải điều trị ở nước ngoài, nhờ đó mà bệnh nhân không phải đi một mình.
Có những lần, sau khi nói chuyện với một bệnh nhân cột sống nào đó, Mark gác máy và khóc vì anh biết rằng họ không có nhiều lựa chọn, trong khi những cơn đau thì không ngừng hành hạ họ. Không ít lần anh được nhận những lời cảm ơn từ các bệnh nhân đã được chữa khỏi như ”Cảm ơn anh rất nhiều. Giờ đây tôi đã có thể bế các cháu của mình rồi” hoặc ” Cám ơn anh. Tôi vừa đi thuyền cùng chồng mình lần đầu tiên sau nhiều năm”. hoặc đơn giản là ”Giờ đây, tôi đã có thể tự buộc dây giày”, hay ”Đây là lần đầu tiên tôi không phải dùng thuốc nữa sau mười chín năm”.
Đó không chỉ là chuyện buộc dây giày – các hoạt động mà bệnh nhân giờ đây có thể tự làm một mình hay nỗi đau đã qua khiến anh thực sự xúc động. Sự khác biệt giữa việc có một cuộc đời mới và tưởng không còn cơ hội sống là điều mà chỉ có những ai đã trải qua mới có thể hiểu hết.
Phép màu không ở đâu xa lạ mà nó nằm ngay trong chính cuộc sống của chúng ta. Chỉ cần bạn có được niềm tin vững vàng, mọi khó khăn đều có thể vượt qua. Và đáng quý hơn nữa khi chúng ta biết trao tặng người khác ngọn lửa tin yêu cuộc sống của chính mình. Điều mang lại sức mạnh hơn cả là khi có ai đó nhìn thẳng vào mắt bạn và nói rằng chúng ta có thể làm điều đó và chúng ta sẽ ổn, bởi lẽ họ cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh như chúng ta bây giờ. Đã có quá nhiều tai học và nỗi đau trên thế giới này. Hãy góp phần làm giảm nó đi. Hãy tặng cho người khác niềm tin vào cuộc sống.