Hát bội hay hát bộ – Phần 3

Bài viết trích trong sách ”50 năm Cải lương” của Vương Hồng Sển.

phần 1     phần 2

Trở lại tìm hiểu hậu tố cải lương là ai, xin cho tôi nhấn mạnh và ghi công ông André Lê Văn Thận, và ông Mạnh Tự Trương Duy Toản.

Ông trước là bầu gánh, ông sau là thầy tuồng bất hủ. Lê Văn Thận là một công tử quê ở Sa Đéc, ăn chơi khét tiếng, dám xài hôn thầy Phó Mười Hai, thêm được tuổi trẻ hơn và thuộc nhóm tân tiến có học nhiều năm nơi trường trung học Chasseloup Sài Gòn. Ra trường, André Thận có đi làm “cò tàu” coi sóc một chiếc tàu thủy của hãng Tây cah5y đường từ Hậu Giang lên Mỹ Tho gọi Messageries Fluviales. Sau đó thôi làm và quanh năm lêu lổng chơi bời, thường cùng các thầy đờn và các danh ca đi từ nhà các đại điền chủ quen từ tỉnh nầy qua chợ nọ, tổ chức ca ngâm đàn địch. Sau đó kinh nghiệm và dạn lần bèn lập gánh và đưa lên diễn trên sân khấu Sài Gòn, rạp Modern, đường d’Espagne (sau tôi sẽ nói rõ hơn).

Đỗ Văn Y

Công đặt tuồng có ẩn ý, viết câu ca khí khái, ăn nói ngang tàng điệu bài Hành Vân “Tứ Hải” nơi đọan trước, lại là công của ông Mạnh Tự Trương Duy Toản, một nhà cách mạng từng với ông Đỗ Văn Y (còn sanh tiền) theo phò Hoàng thân Cường Đế, lưu lạc qua tới Đức quốc, dốc lòng xin viện trợ tính việc chống Pháp, nhưng việc bất thành … Đến đây tơi không vội kết luận và xin nhượng công trình tìm người khai sinh cho điệu cải lương cho học giả có tài liệu đầy đủ hơn.

Nay tôi xin tóm tắt những gì tôi biết:

a) Ở Rạch Gầm (Sầm Giang, Mỹ Tho, cũng gọi Vĩnh Kim,Chợ Giữa), nghề đờn đã biết từ ông Phan Hiển Đạo, Tôn Thọ Tường du học đất Huế và du nhập nghề đờn vào Nam;

b) Ở Bạc Liêu, có ông nhạc sanh Hai Khị, thiện nghệ nhiều cây đờn và ông là người Minh Hương, từng thọ giáo đờn Tiều (Triều Châu) tươi mướt như cô gái “”đầu gà đít vịt””. Nhờ pha điệu Tiều nên chế ra điệu Vọng cổ Bạc Liêu sau nầy.

C) Ở Vĩnh Long, trước có ba ông: Tống Hữu Định, Kinh lịch Quờn, và Phạm Đăng Đàng, trau giồi nghiệp cầm ca không cho mất gốc”

d) Ở Sài Gòn, cố nhiên nhiều người biết đờn, nhưng chỉ đờn salon hay đờn nhà hàng cho khách uống khai vị, trong số có Nguyễn Liên Phong và con là Nguyễn Tùng Bá, gọi Tư Bá, là người đi dạy đờn khắp lục tỉnh nhiều người quen biết;

e) Ở Sa Đéc, thầy André Lê Văn Thận lập gánh xiệc pha cải lương, có Mạnh Tử Trương Duy Toản là thầy tuồng, đặ nhiều bài ca ái quốc.

f) Cách vài năm sau, gánh thầy Thận rã (rã năm nào tôi không biết) duy nhớ.

Thầy Năm Tú, Châu Văn Tú (Mỹ Tho)

Ngày 19-3-1922 tôi còn được xem ở Sài Gòn rạp Modern, đường d”Espagne, thầy Thận đem gánh hát lên diễn tại đây, hiệu đề “Cirque Jeune Annam”. Khi ga1nh thầy Thận rã, thì ở Mỹ Tho có thầy Châu Văn Tú gọi Thầy Năm Tú, vớt xác gánh nầy, rủ hết các tài tử và chuộc luôn tuồng tập của thầy Thận rồi lập gánh của mình. Thầy Năm Tú đem gánh hát lên diễn tại Sài Gòn ngày đầu, kỳ 1922, là 12-11-1922 chiếu theo tờ chương trình buổi hát tôi còn cất giữ trong hồ sơ (tài liệu số 203 trong phần phụ lục, tập II). Gánh thầy Năm Tú vào năm 1922 có lên diễn tại Sài Gòn và cũng diễn trong Chợ Lớn, tôi có đi dự xem, và lúc ấy tôi rõ kép đào gánh thầy Năm Tú là do gánh André Lê Văn Thận sang qua, khi rã gánh. Như vậy, theo tôi, ngày ra đời của cải lương, nên tra tầm khoảng giữa 1918-1919 chí đến năm 1922 là chót. Theo ý riêng tôi, có lẽ trước năm 1920, vì năm ấy (1920) bọn anh em học ở trường Mỹ Tho đổi lên trường Chasseloup-Laubat đều có trong tập bài ca những bài bất hủ của Trương Duy Toản đặt: Bùi Kiệm thi rớt, lão quán ca ‘bánh tôm khô chiên, dầu cha quảy chiên’ v.v… Nhưng nay hỏi lại anh em đều ú ớ phân vân bất nhứt. Vậy cần tra cứu nơi xuất xứ, hỏi lại những người còn sống sót ở Sa Đéc, ở Mỹ Tho cho chắc. Tôi không muốn nói nhiều vì không muốn lên mặt “học giả”. Và cũng vì thế tôi đã lựa nhan sách nầy là tập “hồi ký của một người mê hát” vậy thôi. Nay tôi nhớ gì thì viết nấy, không cần trật tự cũng không cần gò bó luyện câu văn, đây là tôi nói sao thì viết vậy kiểu mạn đàm buổi trà dư tửu hậu. Về gánh thầy Thận, khi diễn ở Sa Đéc hay ở Vĩnh Long (?) tôi còn nhỏ và còn học trường tỉnh ở Sóc Trăng chưa được đi xem. Duy khi tôi lên học ở Sài Gòn vào giữa năm 1919, và nhớ khoảng năm 1920-1921 gì đó, tôi có hân hạnh được xem gánh xệc Andrra5p nầyé Thận diễn tại rạp Modern Théâtre ở đường d’Espagne cũ (nay là đường Lê Thánh Tôn), ra5p nầy sau dỡ ra cất phố lầu, xóm cù là Mac-Phsu, nay là chỗ nhà báo “Chánh Đạo” và nhà xuất bản “Gió Việt” (thuật theo lời ông Thuần Phong). Thầy André Thận như đã nói là con nhà giàu xứ Sa Đéc,biết ăn chơi xài phá như phần đông các cậu công tử “lục tỉnh”, còn kinh doanh làm ăn lớn có sổ sách thì zéro. Thầy học ở Chasseloup Sài Gòn, nhơn lúc ấy thấy gánh xiệc Huê kỳ Harmstrong circus (có xuống Sóc Trăng và tôi có đi xem diễn với Ba tôi), thấy bọn xiệc Huê kỳ hốt bạc, thì thầy nảy ý bắt chước, về Sa Đéc quê nhà tụ hội anh em bày ra lập gánh hát xiệc.

Hào – Tòng – Thông – Cang, cô Cúc, cô Thoàn, cô Mão, cô Marguerit Tấn, v.v…

Trong gánh đại khái có thầ Hào chuyên luyện bắp thịf và biểu diễn võ (nhảy dây, nhào lộn trên đu), thầy Tòng (Lương Văn Tòng) làm trò ảo thuật và thầy Thông, thầy Cang, lúc ấy đều là công chức kẻ làm bên trường tiền sở địa hạt, kẻ là em ông kỹ sư (Lương Văn Mỹ), đều bỏ sở để lang bạt kỳ hồ, đi đây đi đó, ở phòng ngủ sang, ăn cơm nhà hàng Tây (bungalow) và hành nghề mới lạ, đi dây, đánh đu, nhảy vòng lửa, ca hát đờn địch, khỏe ru sướng quá!! Tôi không dám chắc việc xảy ra năm nào, duy tôi nhớ có từng tậ mắt xem gánh thầy Thận diễn tại rạp Modern.

Cô Hai Mão.

Nhơn dịp lễ được nghỉ học, tôi ra trường, mướn phòng tại khách sạn của ông Trần Quang Nghiêm năm xưa lối 1919-1920 ở đường d’Espagne, một dãy với rạp Modern.

Lần đầu tiên tôi đụng độ gặp một tiên nữ trần gian. Trưa hôm ấy, tôi đi ăn cơm tiệm rồi về phòng nằm nghỉ. Bỗng có ai đẩy mạnh cánh cửa phòng, cửa lại không khóa. Thấy tôi luýnh quýnh vì ăn mặc quá sơ sài, một giọng cười trong trẻo chấm dứt bóng hiện của tiên nga: cô Hai Mão, đào đánh đu và đi dây gánh thầy Thận, nhơn chạy kiếm con chồn đèn nuôi sút dây, cô qua phòng tôi … Đêm lại tôi đi xem hát thấy lại người tiên buổi ban trưa, nhưng nay bận đồ thun hường sa1t da, cô đang nhào lộn trên đu, khiến hồn vía tôi bay theo bóng cô và hình dáng cô, mãi mấy tháng sau, khi vô trường vẫn chưa nhập xác, đêm nào như đêm nấy tôi chiêm bao và khỏi cần lật sách cũng thấy hiện ình một mỹ nữ nhan như ngọc. Chính đêm nầy, tôi được xem thầy Tòng hát thuật, trong bụng tôi nói có thua gì lão Léopold, và cô Mão nhào đu thì khỏi nói! Đến lớp giễu Bùi Kiệm thi rớt, (tôi đã chép bài Tứ Đại, tưởng cũng nên chép ra đây luôn bài Bình bán vắn, để làm tài liệu; bài ấy như vầy:

Tức tối thay, con thi rớt thay

Phải thi tài thi trí con nói chi

Nào hay đâu cứ lo thi tiền:

Ai nhiều tiền hơn thì tên đứng cao!

Con không thèm lo nên mới rớt ngay

Tấn sĩ xu con thà không đậu!

Mua danh vọng, con màng chi trọng

Xin cha mựa hờn cũng đừng giận chi con!

Công danh ví không công bằng,

Thà con cam vác cái cày cho xong,

Tiếc bấy lâu hương hỏa đăng công,

Tưởng chiến nổi khoa đầu khóa ni,

Tài con có thua mặt nào?

Rủi xuống thi khóa thi lo tiền,

Con thấy vậy đem dạ thầm ghét

Không thèm lo một xu nữa cha!

Ráng khoa sau, thà muộn danh,

Chớ đem tiền đem tiền mãi danh

Thà con cam chẳng chịu đó cha.

Năm nay ví thi không đậu,

Chờ hội sau hầu đoạt thủ khoa.

(bài số 137 trong tập mê hát số II)

Bài ca nầy, sĩ tử và sinh viên trường Sài Gòn lớp 1922-1923 không ai là không thuộc. Thậm chí tụi quartier européen, tụi Tây lai cũng bập bẹ học ca. Có một òng hoàng tử Cao Miên cũng lơ lớ ca bài Bình bán nhưng hấp dẫn ghê, đến nay ca lại còn giựt gân như bốn chục năm về trước: văn mới và vui, thêm rất bình dân và rặt giọng miền Nam.

Trở lại đêm hát, sau lớp xiệc, lại bày một lớp tuồng “ca ra bộ”: dọn một bộ ván tư, bốn tấm, có chưng kiểng xanh bốn góc, ba thầy đờn khăn đen áo dài, ngồi kẻ đờn tranh kẻ đờn kìm, kẻ khác thổi tiêu, để cho một cô đào hay một anh kép, đứng hay ngồi “ca ra bộ”, khi nhắc tay lên khi hạ tay xuống.

Đêm tôi xem diễn tuồng “Túy Kiều gặp Từ Hải” (xem bài Hành Vân “Mật yêng hùng” … đã chép) chưa phải là dịp đầu tiên tôi được dự khán điệu hát mới có “ca ra bộ” nầy. Lúc tôi còn học tại trường tỉnh Sóc Trăng, tôi đã có dự xem đủ bốn kỳ hát quyên tiền giúp quốc trái chống giặc Đức, những năm 1915, 1916, 1917 và 1918. Ba năm đầu tôi nhớ tỉnh nhà cậy gánh hát bội Cô Ba Ngoạn trên Sài Gòn xuống diễn, có cô Năm Nhỏ xuất sắc trong nhiều vai tuồng đặc biệt vừa thiện nghệ làm Trương Phi oai võ, vừa làm đào Lưu Kim Đính mỹ miều, duy năm 1918 mới có gánh hát của mấy ông mấy thầy diễn tuồng “Gia Long tẩu quốc”. Nay tôi rõ lại có ba giai đoạn đánh dấu buổi phôi thai của cải lương:

 1) Từ 1915, bắt đầu chế và đặt bài ca mới, thay những bài đã có từ năm 1909 (tập bài ca in chữ quốc ngữ xưa hơn hết là tập “Bản đờn tranh và bài ca – Chủ bút Phụng Hoàng Sang, édité par Đinh Thái Sơn dit Phát Toán, vente et vente de livres en quốc ngữ, in lần thứ tứ, SAIGON, Phát Toán, Libraire-Imprimeur, 55-57 rue d’Ormay. Ngoài bìa đề ngày xuất bản là Janvier 1910, nhưng trang trong lại đề décembre 1909. Trong tập có nhiều bản đờn và bài ca. Nếu tập “50 năm mê hát” bán chạy, tôi sẽ in tập nhì gồm các bài ca những năm xưa nay không đâu còn tàng trữ; từ 1909 đến 1916.

 2) Cũng lối năm ấy, có lẽ là đến năm 1917, ra đời gánh thầy Phó Mười Hai ở Vĩnh Long và gánh André Thận ở Sa Đéc. Lúc ấy có phong trào bắt chước theo Tây, cho rằng như vậy mới sang, con cái đặt tên có tên Thánh đứng đầu “André, Philippe”. Tại Sa Đéc có hội lương lựa tên là ‘Sadec-Ami” và đọc lơ lớ theo giọng Tây là Sa-đơ-ka-mi. Thậm chí điệu “ca ra bộ” lại bỏ mất dấu và đọc nghe như “carabeau”.

Vừ rồi tôi gặp một thầy cũ gốc gác ở Sa Đéc có đọc cho tôi nghe câu liễn do ông kinh lịch Hối tặng cho gánh hát thầy Thận khi làm lễ khai trương, trong câu có đủ các tên những kép chánh Tòng, Thông, Hào nhưng không nhớ soạn năm nào.

Câu ấy như vầy:

“LƯƠNG cao TÒNG mậu khai hý viện,

THÔNG đạt anh HÀO thế sự vô”

Câu nầy của ông Nguyễn Văn Cứng, giáo sư dạy vẽ trường Chasseloup-Laubat đọc cho chép nhơn đi lãnh lương hưu trí.

 3) Đến năm 1918 có gánh của Đốc phủ Bảy và Đặng Thúc Liên làm bầu. Gánh nầy do mấy ông mấy thầy đóng tuồng và để tỏ rằng không phải chánh thức ha1t bội, nên lựa danh từ “hát bộ” để gọi, khiến về sau dẫu điệu hát nầy đã chết nhưng danh từ “hát bộ” còn tồn tại rất lâu và khiến nhiều người đã lầm lộn và dùng thay cho danh từ hát bội chính cống.

tiếp theo

Viết một bình luận

error: Content is protected !!