Bài viết đăng trên báo Lục Tỉnh Tân Văn, ngày 07 tháng 2 năm 1918
Con người sanh ra ở thế gian lành dữ có 4 cách thưởng phạt, một là thưởng phạt tự nhiên, hai là thưởng phạt theo pháp luật, ba là lời chê khen của thiên hạ, bốn là cái lương tâm mình, nghĩa là tự mình biết quấy phải.
Thưởng phạt tự nhiên ấy là cái lệ thường: phàm người ta ở đời ăn ở hiền lành thì tự nhiên gặp sự hiền lành, mà làm điều dữ lại gặp sự dữ.
Như kẻ ăn chơi quá độ, phóng đãng thì hại đến sức lực của mình, hư đến trí không vì đa mang nhiều án bịnh. Mà người giữ tiết độ, trí hóa ra mình mẩn tốt lành và giữ được bền lâu đến tuổi già. Cách thưởng phạt như vậy công minh lắm. Biết mấy kẻ bình sanh ăn chơi quá độ, thì đến tận cõi già, công việc không ra chi hết. Như kém trí hóa làm lụng lôi thôi chẳng ra sự gì; còn kẻ có không chơi ác thì làm ra được nhiều việc rất hay rất lạ.
Cách thưởng phạt của pháp luật, thì vốn không đủ tường tất, vì chỉ có phạt mà không có thưởng. Vả lại pháp luật chỉ phạt có một thứ phạm nghịch cái nghĩa vụ, của mỗi người đối với xã hội, đối với mỗi người đồng loại mình mà thôi. Vậy ở trong các điều nghĩa vụ ấy luật pháp cũng chỉ phạt được kẻ trái nghĩa vụ công lý mà thôi. Còn những kẻ phạm trái nghĩa vụ tương ái, và đức thương người, thì luật pháp để vậy không làm tội, vả luật pháp nhiều khi phạt đến người oan, mà không biết đến kẻ có tội, sau nữa luật pháp do nơia65tay người thi hành, mà lại chia các tội phạm ra từ thứ, thì không đo đặng cho hình phạt vừa xứng với tội ác được.
Còn như miệng thiên hạ chê khen, thì lại có nhiều cái khuyết điểm nữa, chẳng có chi hay dời đổi, chẳng có sai lầm cho bằng cái cách xử đoán của thiên hạ là một đâm nhẹ dạ nhẹ tánh, hay lạc lòng, nay nghĩ thế nầy mai nghĩ thế kia. Biết bao nhiêu điều ác không ai biết được, biết bao nhiêu điều giả dối mà lại được tiếng khen, biết bao nhiêu việc hay việc phước mà chẳng ai biết đến.
Vậy thì chỉ có cách thưởng phạt trong lương tâm, cách thưởng phạt ấy không khí nào sai, thưởng phạt công minh luôn. Nhưng có điều nầy là việc thiện việc ác của người làm ra thỏa lòng, hay là hối hận nhiều ít cũng tại nơi tánh người.
Có người làm một chút việc phải thì thỏa dạ quá, có người làm ra một chút việc tệ thì lấy làm hối hận lắm, có kẻ lại gan chì phổi đá ít biết phỉ dạ, ít biết hối hận trong việc mình làm. Té ra cách thưởng phạt tại tâm cũng tùy tánh người.
Sau nữa nhiều khi cách thưởng phạt ấy cũng không được cân xứng, vì có kẻ làm nhiều điều ác nghiệp, lại càng trơ trơ, càng cả gan làm thêm, không biết hối hận là gì. Những kẻ như vậy thật là như con sâu để hại cho xã hội chớ không nhờ được việc chi.