Bài viết đăng trên báo Lục Tỉnh Tân Văn – ngày 21 tháng 3 năm 1918
Bổn quán mở ra mục nầy để mỗi ký lục trong bài của khán quan gởi tới, bài nào hay hoặc biệt kiến mà đăng vào cho chư đồng bào nghị luận, trước là thêm thú vị, sau phỉ dạ các bậc nho văn vì có điều hay ý lạ muốn tỏ cho đồng bào xem biết.
Song phàm những lời đăng ở mục nầy, trách nhiệm đã có người ký tên. Bổn quản không dự đến.
Còn ai mà điên tứ thơ hơn nữa?
Độc giả: Huỳnh Quan Huê (Cholon)
Hơn mấy tháng nay bên Nam Trung Nhựt Báo có một ông tên là Nguyễn Tử Thức, hay nói chữ quá chừng, thiên hạ Nam châu đã nhàm tai chán mắt. Thế khi ông ấy sợ người ta quên hay là không rõ mình là người biết chữ nho sao chớ!
Ỏ An Hà báo Cần Thơ cũng có một ông như thế là ông Nguyễn Tất Đoài, cũng ưa nói chữ quá chừng. Hai ông mới cãi với nhau rằng: Văn vương háo sắc, Văn vương không háo sắc. Việc vũ chuyện xưa ở đâu bên Trung Quốc mà hai ông dạn gan quả quyết: Ông Thức thì nói Văn vương đa dâm, ông Đoài cãi rằng Văn vương lại cái, lại đực, nên ổng mới không ưa sắc. Đó rồi dùng chữ thánh hiền mà nói xa ga62n ánh lái nhau cho đến điều làm phiền lòng chư khan quan. Mới rồi ông Đoài trong An Hà số 55 nói rằng ông Thức khen ổng là gó trốt, là mưa luồn, là bông đảnh núi là xuồng giữa khơi. Ông Thức dùng chữ mà khen ông Đoài giải nghĩa lại lăng xăng lít xít. Cha chả là cỗ quái phải chơi đâu!
Ấy vậy tôi là dân dốt, tôi xin hỏi cả thảy lục châu nói lại cho tôi rõ coi hai ông chủ bút đó có phải là điên tứ không?
Nam kỳ thảy đều ông biết chữ nhu. Hai ông ấy tài vịnh bút thần đặng điểm hóa dân gian. Nếu đặt để bài vở như rứa phải là điểm hoa hay là làm điên tri, sử ngu cho dân gian? Xin các đứng cao cho tôi rõ.
Còn nhơniều việc cổ quái nữa, mà không nói chi cho rộng.
Tôi đọc bài của ông Đoài lấy ý dốt mà hiểu như vậy, không biết có trúng lý chăng?
Tóm lại một điều: Báo nào hư nên, phải quấy, hay dở, cũng tại nơi Khán quan ráo.
Là vậy: Nếu báo nào mà hay nói xàm mà mình là khán quan cứ điêm nhiên mua coi mãi thì tự nhiên mình sử co kẻ cầm bút hư. Chỉ như hễ thấy cái chi trái ý thì phải phàn nàn, bằng phàn nàn mà không cãi quá thì bỏ, không thèm mua báo ấy nữa. Nếu có chừng 500 vị khán quan thơ phàn nàn thì có lẽ Tổng lý, chủ nhơn dầu có dốt như đất đi nữa cũng phải nhúc nhích cái lòng sợ mất của mà cải lương chớ.