Bài viết đăng trên báo Nông Cổ Mín Đàm, Số 12, ngày 23 Janvier 1902
- Ghi chú: các chữ màu đỏ và … là thiếu hoặc chưa chính xác do bản chụp báo hơi mờ. Tôi sẽ tìm bản chụp khác để đối chiếu và chỉnh sửa. Xin quí vị thông cảm.
- Các chữ trong ngoặc đơn (…) là chữ nguyên gốc khi báo đăng. Do cách dùng dấu hỏi – ngã và ”chính tả” thời đó có khác so với hiện tại nên tôi có sửa khi đánh máy.
Trào vua Minh Mạng năm thứ hai, có một nhà ở tại làng Y Sơn, huyện Hạ Hòa, gia tư vừa đủ độ nhựt, duy nhà cũng lương thiện không làm điều (đều) quấy cứ tục thuần phát ngày làm đêm nghỉ, cần kiệm nương nhau; trong nhà hai vợ chồng già chừng sáu bẩy mươi tuổi có một người con trai lối hai mươi lăm hai mươi sáu, có một nàng dâu hai mươi bốn, dâu nầy mới cưới chừng sáu bẩy tháng. lại có một đứa gia dịch tên Thằng Cuội, người ở đồng thôn. Gặp lối chẳng may, khiến cho tên đầy tớ trốn mất; cha mẹ anh em nó, đến quan Bố mà kiện nhơn mạng; Quan trên cứ theo luật, hễ kẻ gia dịch đi mất mà không cớ thì, quyết nghi kẻ sát nhơn, mới cho lệ bắt cả nhà dến gông cùm khảo kẹp đánh đập khổ sở quá chừng; trong khi đang tàn khảo ông già và bà già với tên con trai, đau đớn vang siếc, khóc la, kêu oan (hoan) tình ức lý mà quan trên cũng chẳng đặng dung, cứ bắt khảo cho ra án mà thôi, (ấy là cách tra khảo tội nhơn của tiên trào). Nàng dâu thấy vậy cầm lòng chẳng đậu, mới lạy quan bố mà bẩm, xin khai ngay.
Quan dạy rằng: ”Mi bẩm chi thì bẩm”.
Nàng bẩm rằng: ”Tội ngộ sát tôi làm tôi chịu, bởi (bỡi) giận cùng nên đán tớ thác oan (hoan), sai việc làm nó cứng cổ ngỏ ngang (ngan), lấy hanh củi đánh nhầm chổ nghiệt, nó vừa thác lỗi kia tôi biết, lén mẹ cha đam bổ xuống sông, điều (đều) tai bay cũng dấu cùng chồng, nay đến chuyện dám đâu ẩn (ẫn) nặc, thấy khảo kẹp vô cô nan nhẫn, thú chơn tình dể miễn (miễng) oan (hoan) tình, muốn lạy xin đại lượng cao minh, tha hết thảy, một tôi ưng chịu. Quan Bố nghe lời khai mừng, án khỏi trệ, liền mau bảo lại mục lấy sao khẩu con dâu, còn ba người kia đều tha về, đam giam (dam) nàng dâu vô ngục đại hình, làm án gởi (gỡi) lên tỉnh, xin thượng ti sở xử tử con dâu đó; trong án có câu rằng: ”Đà tử phao thi độc tánh phụ nhơn khả húy, bổn hộ ngộ sát, cố tình thẩm dã tu tri”. Án lên thượng ti, cũng y như lời, bèn sớ về trào, trào cũng phê trảm quyết. Khi án trở lại đến nha quan bố trước, đến ngày sau kế đó thi hành. Tờ châu tri ra, cha mẹ chồng cùng chồng khóc than rầu rỉ bỏ ăn bỏ uống, vì thương dâu thẻo vợ hiền, kêu trời than đất.
Ai dè, là hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn, trong ngày đó Thằng Cuội chạy về nhà nói rằng nó nóng nẩy trong tim phổi, đi hướng nào cũng không bớt, duy đi ngay về nhà chủ thì mát mẻ vui vẻ, nên nó phải ép lòng mà trở về. Nghe vậy tên chồng liền đi báo làng, làng bắt tên Cuội dẫn đến Quan Bố. Quan nghe đều lạ, tha nàng dâu đó, khi tha hỏi nàng, vô tội sao lại tự chiệu?
Nàng thưa rằng:”Phận phụ nữ chỉ sanh ngoại tộc, về nhà chồng giúp nối tôn môn; lúc chẳng may, nước đã đến trôn, túng phải biến đặng cứu người lí tiết, vì xét đến nữ công phụ liệt, thấy mẹ cha và chồng chịu tai bay, lại thêm nhà tử tự một tay, nếu không cứu sau lấy ai mà phụng tự, nghĩ đấu sá đào yêu một giự, đam vùi thân đặng để dấu cửa người, mai sau dầu lang quế đặng tốt tươi, có đâu lẽ quên người vợ nghĩa; xét tuy chẳng sanh nhà đỏ tía, lập thân danh cũng biết chổ lựa son vàng, điều (đều) phải làm nào sợ xương tan (tang), nay trốn thác hậu lai không khỏi đặng.”
Nghe lời khai của nàng dâu, Quan Bố thất kinh, mới biết nữ trung hào kiệt, liền lấy khai y gởi về trào. Vua xem lời một người đờn bà có nghĩa, khen mới phê cho bốn chữ ”Nghĩa phụ khả phong”. Chiếu dạy quan bố phải bổn thân mướn (mướng) người sơn thiếp tấm biển tặng, rồi đam đến mà treo nơi nhà nàng dâu đó.
Còn vụ mấy người vu cáo phải phản tọa; phần Quan Bố làm án thất sát phải bị dấm dẳng. Xem kỹ thì dẫu rằng đờn bà, chờ hiểu thông thời vụ, dám trọng nghĩa khinh (kinh) thân, đáng khen lắm.
Có thơ rằng
Nghĩa phụ xưa nay hẳn (hẳng) mấy ai,
Liều thân bồ liễu dạ (giạ) chi nài,
Giúp chồng tránh khỏi nơi tràn rạt,
Chuộng (chuộn) bởi môn đình khỏi thiếu tay.
Lương Cư Bi