Lúa Sông Lớn

Bài viết đăng trên báo Nông Cổ Mín Đàm, Số 26, ngày 20 Février 1902

  • Ghi chú: các chữ màu đỏ và … là thiếu hoặc chưa chính xác do bản chụp báo hơi mờ. Tôi sẽ tìm bản chụp khác để đối chiếu và chỉnh sửa. Xin quí vị thông cảm.
  • Các chữ trong ngoặc đơn (…) là chữ nguyên gốc khi báo đăng. Do cách dùng dấu hỏi – ngã và ”chính tả” thời đó có khác so với hiện tại nên tôi có sửa khi đánh máy.

Trong Gia Định Báo có lời quan bố tỉnh Châu Đốc tự việc làm lúa Sông Lớn, ta rút ra đem vào đây cho chư quí viên tường làm tưởng cũng là có ích cho người nhà có làm ruộng:

GIẤY NÓI VỀ SỰ LÀM LÚA NƯỚC NỔI

GỌI LÀ LÚA SÔNG LỚN

Lúc Sông Lớn ở tại Châu Đốc, thì là lúa của Phan Văn Vàng, ở làng Đa Phước (Châu Đốc), lấy giống bên Bắc xứ Kratié mà đem về, mới làm thử lần đầu trong làng Đa Phước.

Từ khi mới gặt lần đầu cùng được việc, có nhiều người bổn quấc thấy làm lúa ấy rất dễ, lại từ khi cấy xuống đất cũng chẳng phải lo chi cho lắm, liền làm theo giống lúa ấy. Bây giờ tại làng Đa Phước, Phước Hưng, Hà Bao, Châu Phú, vân vân, đều dụng giống lúa ấy mà làm.

Y theo lờ những người làm ruộng ở trong các làng ấy, trồng trĩa giống lúa ấy đều lạm như sau nầy:

Trước mùa mưa một ít, nghĩa là chừng tháng hai Annam trong mỗi một năm, phải dọn đất trước, nghĩa là phái phát cỏ bới rễ cỏ, vân vân, nói tắt một lời thì là dọn sơ qua chẳng phải cày trở; Đến khi có mưa đầu, chừng tháng ba là muộn, phải đợi cho đất thấm nước cho khá, thì dùng nọc xắng lỗ cách nhau chừng năm tấc, mỗi lỗ sâu chừng năm tất, mỗi lỗ sâu chửng ba bốn phần trăm, bỏ từ 12 cho tới 15 hột giống cũng lấp sơ một lớp đất.

Trước khi làm công việc ấy, trước một ngày phải rảm lúa giống mình sẽ gieo ngày sau, chừng 10 giờ cho tới 12 giờ cùng để cho có hơi nắng cho nó se; Hễ giống se rồi thì liền phải đem đi gieo. Hễ gieo lúa xuống ruộng rồi thì phải coi giữ cẩn thận nội trong mười lăm ngày, đừng để cho chim chóc (nhứt là chim bồ cu hay thèm lúa giống), ăn hết hột giống.

Hễ khi cây lúa lên cao chừng hai mắc, thì chẳng còn sợ sự gì nữa (ấy là khi đã trồng được gần năm sáu mươi ngày). Từ khi ấy chẳng phải lo sự gì, hễ nước lớn thì lúa lên cũng một lượt, nước không ngập cây lúa được. Nhưng vậy, nếu nước lớn thình lình, mà cây lúa chưa được cao như đã nói trước hễ cây lúa lên không khỏi mặt nước thì phải chết. Giống lúa ấy trồng theo đất bắp đất đậu cũng được, có làm như vậy, thì phải gieo bắp đậu mười lăm ngày trước, cứ mỗi hàng đậu hàng bắp thì xen vào hai giồng (rồng) lúa.

Lúa trồng thế ấy thì chẳng được tốt cho bằng lúa làm giữa đồng trống, ở giữa chỗ nước ngập. Lúa trong kỳ tháng ba, đến kỳ tháng mười thì trổ bông, qua tháng mười một thì chín đều, nghĩa là trong tuần tháng décembre là tháng gặt hái. Cách gặt hái ấy phải dùng xuồng ngồi đôi ba người một người bơi tới, còn mấy người khác thì cứ trên mặt nước mà gặt lần lần. Lúa để mà buôn bán, hoặc để mà ăn cùng tại sở, để trên mặt nước cũng không làm sao. Còn về lúa giống để mà gieo mùa sau, thì chẳng nên để dưới nước cùng để cho ướt. Vậy phải gặt nó trước, đừng để cho nó nặng mà cây nó phải ngã xuống nước; một phải phơi nắng mà giữ lấy nó cho tới năm sau.

Lúa làm như vậy thì nó trắng hột cùng có điểm đỏ một ít, nấu rồi thì nó trắng tuốt, nhưng vậy nghe ra nó không được thơm như hột gạo thường trong Nam kỳ. Hột có như trứng vịt mà dài lắm, coi trộng hơn hột gạo thường. Một thùng nhỏ (một litre) lúa Sông Lớn, mùa rồi cân nổi chừng 660 phân trong một kylo; Còn lúa thường tại Châu Đốc cũng chừng ấy cũng trong một mùa, cân nổi có 650 grammes.

Cây lúa cao thấp tùy theo nước lớn nhỏ, nó vượt lên cho tới bốn, năm, sáu thước tây; Còn phần ngập dưới nước, mỗi một mắc nó đâm rễ dài chừng được tám phân cho tới mười phần trăm trong một thước tây. Giống lúa ấy trồng đất thường, nghe ra nó mọc lên cũng mạnh cây nó cao cũng bằng lúa thường trong các tỉnh Nam kỳ không có mắc nước ngập.

Mỗi mẫu thường làm được chừng 120 cho tới 130 giạ (lúa năm rồi bán năm nay), giá nó bán tại Châu Đốc, 100 giạ lên xuống từ 65 cho tới 70 đồng bạc.

Châu Đốc, ngày 15 novembre 1901.

Ký tên: DOCEUL

Con nhà làm ruộng trong các tỉnh khác, ta tưởng nên dùng thử lúa ấy làm mùa thử mà coi, có khi cũng lợi, vì lúa ấy nặng cân, ắt là bán đặng giá hơn.

CANAVAGGIO

Viết một bình luận

error: Content is protected !!